Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Khúc “oai” của loài khôn


Hóa ra “chym” của loài nào cũng có xương, trừ người, khỉ len và khỉ nhện.

Đó là lý do một số không ít lão có một số biểu hiện tiêu cực, suy thoái tinh thần chiến đấu, gần bùn là bị hôi tanh mùi bùn.

Không có xương hỗ trợ nên khó chào cờ, thua, thoái chí. Xương đâu? Thuyết xưa: Adam bẻ xương sườn để nặn ra Eva. Nay bị nghi không phải bẻ xương sườn, mà chính là khúc xương lòi thòi này.

Cái xương quan trọng này, có tên khoa học là Baculum (không biết chừng lấy tắt của chữ Ba Cu Tùm Lum cũng nên) được nặn cho muôn loài, trừ ba loài, trong đó có loài người.


Ba loài này, khôn, tình, lại có tinh thần tự lực cánh sinh, biết rèn luyện, phấn đấu, vượt khó vươn lên, không ỷ lại vào xương.

Các loài đầu óc ngu si tứ chi phát triển, trông có khi to vật nhưng công tác hành sự không mấy suôn sẻ. Bà mụ phải ban cho khúc xương để trợ giúp, bảo đảm giương cờ, còn có làm gì được hay không thì tùy hỉ.

Lạm dụng chức năng quyền hạn của khúc xương này, mấy loài khủng cứ ỷ lại, làm hùng hục như đóng phin x thế thôi mà chưa chắc ra gì. Chúng không thèm thương xót ba loài không xương phải cật lực, liên tục phấn đấu để giữ vững tinh thần, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.


Sư tử cái chẳng hạn, khả năng “thèm” tới 100 cú/ngày, dù mỗi cú chỉ 4 phút. Sư tử cái Hà Đông vì thế hay bóng gió lồng lộn. Sư tử đực biết thân biết phận, ra sức phấn đấu, cậy nhờ chút xương cưng cứng mới hoàn thành nhiệm vụ, dù không mấy xuất sắc.

Cứ như chẫu chàng gặp mưa, trông hùng hục thế, chứ khả năng thụ thai chỉ ở mức dưới sú, 38%.
Thiệt vì thiếu khúc xương, hóa ra lại là một đặc ân cho loài khôn tiến hóa hơn. Loài ngu, đi đâu cũng vác cái cần câu vướng víu, cần leo trèo, chạy nhảy kiếm ăn phải lúc lắc lái lượn, oằn vẹo, khó thoát nanh vuốt kẻ thù.


Loài khôn, như cầu thủ trên sân, cất giấu gọn gàng, gặp sự cố đầu tiên là che đỡ chỗ hiểm. Khôn, khi cần mới giương súng, bắn mau lẹ, xong nghĩa vụ còn đi làm chuyện khác.

Từ cứng ngắc, các loài khôn được tiến hóa lên uyển chuyển, dẻo dai. Không phải loài nào cũng có. Dẻo dai mới quan trọng, là phúc phần, được kèm theo cơ chế khi chuản bị hành sự máu mới dồn đến thể hang, nâng đỡ, biến đổi, tái cấu trúc khúc bèo nhèo này thành đầu gấu hùng hổ…

Trong lõi cái của nợ của Adam có một lớp lót hay màng bao (gọi là bao xơ), với nhiều sợi đàn hồi để giữ cho nó  cưng cứng. Bao xơ hoạt động như dây chằng ngoại biên với cấu trúc mạnh mẽ như xương. Lỡ một số tĩnh mạch đình công, "cậu nhỏ" vẫn lớn.

Đó là bị thương nhẹ thôi, chứ nặng, như cả búi dây chằng ngoại biên đặc biệt mà đứt thì dễ “đứt” luôn công tác, mất khối thời gian phục hồi so với xương.

Hy sinh khúc xương để nặn Eva, các Adam tuy không xương nhưng vẫn có thể lên đời như xương nhờ cấu trúc có chức năng tương tự. Sao hay quá vậy? Câu trả lời có thể nhờ ... Eva.

Cái chọn đực theo tiêu chuẩn chất lượng cao để truyền giống tốt. Loại “của nợ” của Adam hoạt động theo cơ chế huyết động thường đòi hỏi nguồn cung cấp năng lượng dồi dào. Thời bầy đàn, con nào sung, tức con ấy khỏe. Con nào khỏe, tức con ấy kiếm ăn tốt, có nguồn thức ăn tốt, tương tự hươu đực khỏe nhất sẽ mọc những chiếc gạc lớn nhất.

Hung hăng nhất, tức khỏe nhất, năng lượng nhiều nhất. Khỏe mới chiếm được, và con cái chỉ chịu con đực khỏe. Đó là tín hiệu tự nhiên để con cái lựa chọn. Chym to cho vật. Các con đực ỉu xìu, ruồi bu chẳng thèm đuổi, tranh nỗi gì, truyền giống gì.

Tại Anh, bảo tàng Grant trưng bày các “mẩu xương nhỏ” lấy từ các của nợ con đực nhiều loài động vật. Os penis hay Baculum, người ta gọi một cách khoa học như thế để “tôn vinh” các loại ngọc dương, ngẩu pín…

Một thời hung hăng, cày sâu quốc bẫm, các loài rồi cũng để lại chút xí quách oai hùng. Chỉ có ba loài, trong đó có loài người, không để lại khúc này. Làm trai cho đáng nên trai, đi đâu cũng cắp khúc oai đi cùng…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét